Cây Chùm Ngây phòng và trị khoảng 300 loại bệnh khác nhau và được mệnh danh là "Cứu tinh của nhân loại"! Đặt hàng gọi ngay từ: 7h 00' - 22h 00' hàng ngày. Hotline: 0907 28 55 46 or 0946 403 869 - Giao hàng tận nơi miễn phí !

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA QUẢ NHÀU



Cây Nhàu có tên khoa học Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê. Ở nước ta, Nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, ao hồ hoặc mương rạch khắp các tỉnh miền nam và một số tỉnh miền Trung.




Cây Nhàu có thể cao từ 6-8m, lá mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn dài từ 12 – 15cm, rộng 6 – 8cm. Trái nhàu hình tròn hoạc bầu dục, có từng múi nhỏ. Trái lúc còn non màu xanh lợt,  khi chín có màu trắng hoặc hồng, vị cay nồng, khó ngửi. Vì mùi vị khó chịu nên Đông y thường chỉ sử dụng rễ Nhàu hoặc thân cây Nhàu thái mỏng để làm thuốc. Rễ Nhàu bào ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây nhàu bào ra có màu vàng lợt hơn. Nhàu thường được nhân dân dùng chữa bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, thấp khớp, hen suyễn, suy nhược thần kinh…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, quả Nhàu có chứa prosertonin nhiều gấp 40 lần so với quả Dứa. Khi chất này kết hợp với một enzym nội bào sinh ra xeronin có khả năng giúp tế bào tự sửa chữa và tái tạo.

Nhân dân ta nhiều nơi đã có truyền thống dùng rễ Nhàu thái mỏng phơi khô sắc uống để trị đau lưng, phong thấp. Nhiều người cũng dùng trái Nhàu chín chấm muối ăn với cùng công dụng. Phụ nữ một số vùng còn ăn trái Nhàu chín để nhuận trường, hoạt huyết hoặc điều hòa kinh nguyệt.

Giáo sư Caujolle – Giám đốc Trung tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, Giáo sư Youngken thuộc trường địa học Dược khoa Massachusette và Giáo sư Ikeda thuộc trung tâm nghiên cứu vệ sinh Quốc gia Nhật Bản… đã thí nghiệm trên vật nuôi và nhận thấy tinh chất rễ Nhàu (Extrait des raciness de Morinda Citrifolia) có tác dụng nhuận trường nhẹ và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, ít gây độc và không gây nghiện.

Sách “Gia y trị nghiệm” của lương y Việt Cúc có ghi “rễ Nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp”. Trên thực tế, khi dùng độc vị hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ Nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết.

Những người thường hay căng thẳng tâm lý, dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ, khi dùng rễ Nhàu có thể cảm thấy tinh thần được êm dịu, thư giãn dễ ngủ. Ngược lại, một số bệnh nhân bình thường hay lo sợ vu vơ, buồn bực, than vãn thì sắc rễ Nhàu uống, có thể làm cho họ cảm thấy tươi tỉnh lạc quan hơn. 

Tác dụng tự điều chỉnh giữa hưng phấn và ức chế, giữa thần kinh giao cảm và đối giao cảm cũng đã được nhóm nghiên cứu của bác sĩ Đặng Văn Hồ ghi nhận: "Dựa theo sự quan sát trực tiếp trên người bệnh, chúng tôi nhận thấy thuốc ấy ( nước sắc rễ Nhàu) tạo nên một sự thoải mái rất đặc biệt, niềm vui, sự lạc quan, sự minh mẫn trong suy luận và cải thiện tính tình người bệnh. Tính chất điều hòa thần kinh còn thể hiện ở hiệu quả của việc điều hòa huyết áp, thuốc sẽ làm hạ huyết áp ở những người huyết áp cao hoặc nâng huyết áp ở những người huyết áp thấp. Trong một số trường hợp sức khỏe kém vì huyết áp thường xuyên quá thấp, chúng tôi cũng cho bệnh nhân dùng thuốc rễ Nhàu và chỉ thuốc ấy thôi đã gia tăng huyết áp của họ lên 2 hoặc 3 chỉ số".

Các dẫn chất anthraquinon ( damnacathal, nordamnacathal…) là một trong những hoạt chất chính của cây Nhàu, có tỷ lệ cao trong rễ nhàu. Năm 1994, TS. Phạm Huy Quyết nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch chiết toàn phần rễ cây Nhàu có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.

Ngoài tác dụng ổn định huyết áp qua cơ chế thần kinh, tác dụng thông kinh hoạt huyết cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện tuần hoàn huyết mạch nên rễ Nhàu vẫn đang là vị thuốc Nam thông dụng, được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các chứng cao huyết áp do bất kỳ nguyên nhân nào.


Tác dụng của quả nhàu trong y học cổ truyền

Nhàu có tác dụng dược lý như: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp, kháng ung thư ...


Nhàu là cây được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta. Nhàu có tác dụng dược lý như: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp...

Dân gian có kinh nghiệm dùng quả nhàu ăn với muối để giúp dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen suyễn, đau gân, đái đường. Các nghiên cứu còn phát hiện trong nhàu có nhiều chất selenium là một nguyên tố vi lượng có tác dụng kháng ung thư.

Ăn quả nhàu ngâm đường còn có tác dụng chữa bệnh đau nhức cơ. Bởi vì, bản thân quả nhàu có tác dụng làm êm dịu thần kinh giao cảm, chữa được đau gân, với người đau nhức cơ ăn quả nhàu ngâm đường là tốt và an toàn. Người bị đau bao tử (hang vị) ăn quả nhàu ngâm đường không có gì hại cả vì quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, sẽ giúp bạn lợi đại tiện nên có lợi cho người bệnh.

Chưa có nghiên cứu về lượng dùng quả nhàu cụ thể để chữa bệnh, song các nghiên cứu cho thấy nhàu không độc khi ăn, nên nếu có ăn nhiều cũng không sợ ngộ độc. Quả nhàu có tác dụng nhuận tràng nhẹ, vì thế nên ăn sau bữa ăn (lúc no), không nên dùng khi còn đói có thể gây cồn cào ruột. Nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày trung bình 20 - 40g cho 2 lần.

TÁC DỤNG CHÍNH
Loại bỏ độc tố: Tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do.

THÀNH PHẦN:
Có 150 chất được tìm thấy trong 
quả nhàu, trong đó có: beta-carotence, canxi, axit linoleic, magiê, kali, protein, các vitamin nhóm B và những chất chống oxy hóa như vitamin C… Ngoài những chất này, quả nhàu đặc biệt có chứa hợp chất prexonine. Hợp chất này khi kết hợp với enzym prexoronase (có trong dạ dày) sẽ tạo thành chất xeronine. Khi protein kết hợp với xeronine tạo thành những khối có khả năng sản xuất năng lượng và giúp những tế bào khỏe mạnh phát triển hoàn hảo
• Giảm đau: Chữa những cơn đau trong cơ thể như đau lưng, cổ, đau cơ, thần kinh và những cơn đau như căng thẳng, đau nửa đầu.
• Hỗ trợ hệ miễn dịch: Kích thích việc sản xuất những tế bào T - tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại bệnh tật. Giúp đai thực bào và tế bào bạch huyết họat động mạnh. Có thể tấn công nhiều loại vi khuẩn, kiềm chế khả năng tiền ung thư và sự phát triển của khối ung thư bằng cách cho phép những tế bào khác thường hoạt động bình thường trở lại.
• Chống viêm: Có tác dụng trong việc chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay. Giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Hiệu quả trong việc chữa trị vết loét, ngừa phát ban.
• Chữa bệnh: Nhiều tài liệu khoa học đã cho thấy hữu ích của quả nhàu đối với dạ dày (bệnh tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, viêm ruột kết, loét dạ dày), cơ quan sinh dục (những vần đề về kinh nguyệt, nhiễm nấm men), gan và lá lách (bệnh đái đường, tuyến tụy), hệ hô hấp (hen suyễn, viêm xoang, bệnh khí thủng), hệ thống nội tiết (bệnh tuyến giáp và tuyến thượng thân), hệ tim mạch (bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ), hệ thần kinh (stress, suy nhược cơ thể, trí nhớ, năng lượng),…

CÁCH DÙNG 

Uống 
nước ép từ quả nhàu ngay khi bụng còn đói. Uống từng ngụm nhỏ, giữ trong lưỡi và ở cuống họng - điều này đặc biệt tốt đối với những người bị trầm cảm, stress, bị chấn thương… Dùng nước ép thoa lên da đầu để cải thiện tình trạng của tóc và da đầu. Chà xát quả tươi lên da để chữa bệnh nấm da và những bệnh liên quan đến da hoặc những vết bầm tím hay những vùng da, xương bị đau. Cũng có thể ngâm 1 lượng nhàu tươi giã nhuyễn vào nước ép quả nhàu và nước ấm, tạo thành một miếng đắp và đắp lên vùng da bạn muốn giảm đau. Nếu không có nhiều thời gian có thể dùng quả khô hoặc chế phẩm trà túi lọc, pha uống như trà bình thường.

UỐNG BAO NHIÊU THÌ ĐỦ 
Theo những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thì:
• Những người khỏe và trẻ tuổi nên uống mỗi ngày khoảng 30ml.
• Đối với người lớn tuổi hơn, uống 60ml mỗi ngày, buổi sáng và cuối chiều.
• Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước ép từ quả nhàu, tháng đầu tiên nên uống khoảng 160ml/ngày.
• Người bị chấn thương đột ngột hoặc bị giải phẫu nên uống 180-240ml/ngày, sau đó uống đều đặn từ 90-120ml/ngày.
• Những người mắc những bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường nên uống thường xuyên từ 18-240ml/ngày.
• Đối với những trường hợp bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nên uống từ 480-600ml/ngày chia thành từng phần nhỏ uống theo giờ, nếu khó uống hết lượng này. Có thể nhỏ từng giọt nhỏ vào mắt.


Theo các nhà nghiên cứu, nhàu là loài của châu Á nhiệt đới và châu Đại Dương, có phân phối ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam . Thường mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng để làm thuốc.

Các bộ phận của 
cây nhàu được dùng làm thuốc là rễ, quả, lá và vỏ cây. Trong đó, rễ nhàu thường được sử dụng nhiều hơn cả. Người ta đào một phần rễ của cây nhàu, rửa sạch đất cát, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Các bộ phận khác thường được dùng tươi. Thu hái quanh năm (lá tốt nhất vào mùa xuân, quả vào mùa hạ). Phân tích trong rễ nhàu có chứa glucosid anthraquinonic gọi là moridin, có tinh thể màu vàng cam tan trong nước sôi. Ngoài ra còn có các chất moridon, moridadiol, acid rubichloric, soranjidiol, alizarinmethyl ether và rubiadin 1-methyl ether. Lá nhàu cũng có chứa chất moridin.


Theo Đông y, rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp. Thường dùng chữa cao huyết áp, nhức mỏi tay chân do phong thấp, đau lưng. Ngày dùng 20-40g rễ khô sắc uống. Có thể nấu thành cao 1:3, hoặc sao vàng rồi ngâm rượu.


Quả nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Thường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, phụ trợ chữa đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn chữa đau gân, ho cảm, lỵ. Người ta dùng quả nhàu chín chấm muối để ăn hoặc nướng chín để ăn. Quả nhàu non thái lát mỏng ngâm rượu, uống chữa phong thấp, đau lưng. 


Quả nhàu khô còn được ngâm rượu. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng (thìa) canh, trước hoặc sau bưã ăn. Hoặc đâm nhỏ quả nhàu khô dùng như pha trà uống hằng ngày thay trà.

Quả nhàu non (hoặc rễ nhàu) 600g, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngâm với 1 lít rượu tốt, sau 2-3 tuần là dùng được. Ngày uống 30-50ml trước bữa ăn. Chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi tay chân.

Lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, làm êm dịu và điều kinh. Thường dùng chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nấu canh để ăn bổ dưỡng. Dùng ngoài, rửa lá thật sạch, giã nát đắp giúp vết thương mau lành, vết loét, làm mau lên da non. Hoặc lấy dịch lá thấm vào vải gạc đắp chữa viêm khớp đau nhức. Ngày dùng 12-20g sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Vỏ cây nhàu có tác dụng trợ tiêu hóa, bổ khí huyết cho sản phụ. Liều dùng 8-12g/ngày, sắc uống


Với hơn 60 chất có lợi cho sức khoẻ con người như: Sắt, Canxi, Kẽm, Đồng, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12, Axít Folic, Magie, Phốt pho và nhiều khoáng chất… từ xưa trái nhàu từng được dùng trong bài thuốc "Bí quyết trường thọ" trong ngành y học cổ truyền châu Á và được xếp vào danh mục cây thuốc nam quý giá giúp tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa nhiều...
Trái nhàu (hay còn gọi là trái Noni) mọc và phát triển ở những vùng đất đỏ bazan trên các hòn đảo nhiệt đới phía nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, trái nhàu mọc nhiều ở Bà Rịa- Vũng Tàu và Đắc Lắc.
Hơn 2000 năm trước, những thổ dân ở đảo Tahiti đã biết sử dụng trái nhàu để nâng cao hệ miễn dịch, thải độc tố, chống lão hoá, cải thiện làn da, mái tóc... Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ, loại bỏ tạp chất để sản xuất nước ép trái nhàu tạo ra các sản phẩm thực phẩm chức năng, bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ. Tác dụng chống oxy hoá trong tinh chất nước trái nhàu giúp cân bằng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Uỷ ban thực phẩm mới Châu Âu sau khi tiến hành kiểm nghiệm nước ép Noni đã tán đồng việc lưu hành nước ép trái nhàu như một loại thực phẩm mới ở Châu Âu.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Y học người Mỹ Neil Solomon, trái nhàu có công dụng phòng ngừa và giảm thiểu một số bệnh sau:
-         Dị ứng
-         Viêm khớp
-         Cao huyết áp
-         Bệnh về da và tóc
-         Bệnh tim
-         Hen suyễn
-         Tăng cường hệ miễn dịch
-         Bệnh đau nhức nửa đầu
-         Đa xơ hoá
-         Bệnh thận
-         Đột quỵ
-         Tăng sự minh mẫn
-         Trầm cảm
-         Đau sợi cơ…
Với phương châm vì sức khoẻ người Việt, công ty Vĩnh Tiến đã cùng người dân các vùng trồng nhàu cải tiến phương pháp chăm sóc cây nhàu ra vùng nguyên liệu nhàu ổn định để cung cấp cho công ty.  Thực tế kiểm định trái nhàu Việt Nam nay đã không thua kém gì nhàu được trồng ở vùng Tahiti. 
Cây nhàu chữa huyết áp cao

Cây nhàu thường được người dân trồng trong vườn để làm thuốc, có tên khoa học là Morinda citrifolia L., họ cà phê (Rubiaceae).
Cây nhàu cao chừng 4 – 7m, thân nhẵn, có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng có da sần sùi, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu mỡ gà, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Quả, rễ, lá, hạt cây nhàu
Theo đông y, quả nhàu có tác dụng nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thũng, đau gân, đái đường, chữa lỵ, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm; rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, giảm đau nhức, hạ huyết áp, nhuận tràng và lợi tiểu; lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt (giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non hoặc sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ); vỏ cây nhàu dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.


Sau đây là tác dụng của cây nhàu.
- Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, hạt muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa đau lưng, nhức mỏi, tê bại: Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng nửa tháng, trước bữa ăn uống một ly nhỏ.
- Chữa huyết áp cao: Rễ nhàu thái nhỏ phơi khô, mỗi lần 30 - 40g nấu đậm uống thay nước cả ngày. Sau một đợt uống từ 10 - 15 ngày, kiểm tra lại, nếu huyết áp giảm, bớt lượng rễ nhàu từ từ và uống liên tục trên 2 tháng, huyết áp sẽ ổn định.
Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Lá nhàu tươi 3-5 lá tươi rửa sạch nấu với nửa lít nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
- Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, Thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, Thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng củ 3 lát. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày (uống nóng).
- Chữa rối loạn kinh nguyệt ở người cao huyết áp: Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay: Quả nhàu già xắt lát mỏng 200g, ngâm với 2 lít rượu. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
- Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).
- Chữa táo bón ở người cao huyết áp: Ăn quả nhàu với chút muối.
- Chữa đau nhức do phong thấp: Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Trong dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 2 lạng đường cát, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể…
Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe./.

Liên hệ mua hàng: 0907 28 55 46